Sự ảnh hưởng của tiếng ồn với sức khỏe và thiết bị đo ồn

Tiếng ồn (Tiếng Anh:noise) là những âm thanh không mong muốn. Gây khó chịu cho người nghe, ảnh hưởng tới quá trình làm việc và nghỉ ngơi.Tiếng ồn vật lý là những dao động sóng âm với cường độ và tần số khác nhau, sắp xếp không có trật tự và được lan truyền trong môi trường đàn hồi. Đơn vị đo tiếng ồn là dB, đọc là Đề-xiben.

1. Ảnh hưởng của tiếng ồn đối với sức khỏe người lao động:

  • Tiếng ồn là một trong các yếu tố gấy nên ảnh hưởng xấu đến con người. Tiếng ồn gây cho con người ta cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến việc giao tiếp, ảnh hưởng đến thời gian nghỉ ngơi, ảnh hưởng đến môi trường làm việc. Nếu con người phải tiếp xúc lâu dài với tiếng ồn cao (đặc biệt tiếng ồn xung) dẫn đến giảm năng suất lao động, suy giảm thính lực và nguy cơ bị bệnh điếc nghề nghiệp.
  • Cơ quan thính giác củaười có khả năng thích nghi với tiếng ồn, Nhưng khả năng thích nghi của con người cũng chỉ có giới hạn, theo nhiều nghiên cứu thấy rằng chỉ sau 1 phút tác dụng của tiếng ồn ở vùng tần số 1800 – 2000 Hz với mức âm 85 – 90 dB có thể giảm thính lực 10 – 11 dB. Nếu thời gian tác động của tiếng ồn mạnh hơn và kéo dài thì sẽ có hiện tượng mệt mỏi thính lực dẫn đến khả năng phục hồi kém dần, cuối cùng là không thể phục hồi. Ngoài ra sự thích nghi còn phụ thuộc vào tính mẫn cảm của từng cơ thể, giới tính, sức khoẻ, tuổi tác…
  • Ngưỡng nghe có thể bị thay đổi do các nguyên nhân sau:
    • Do chấn thương âm thanh: những âm thanh có cường độ cao hoặc các tiếng nổ lớn có thể gây thủng màng nhỉ phá hủy các tế bào thần kinh thính giác. Mức tiếng ồn khoảng 140 dBA sẽ gây chấn thương âm thanh cho tai
    • Do bệnh điếc nghề nghiệp: Ước tính toàn thế giới có khoảng gần 300 triệu người bị nghễnh ngãng, hơn ½ châu Âu sống trong môi trường tiếng ồn… Tiếng ồn cao là yếu tố bất lợi trong môi trường lao động. Tiếp xúc liên tục lâu dài với tiếng ồn cao sẽ dẫn đến bệnh điếc nghề nghiệp, là một trong 25 bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm ở nước ta. Theo nhiều nghiên cứu mỗi ngày người công nhận tiếp xúc với tiếng ồn 8 giờ thì:
      • Với mức ồn từ: 90 – 100 dBA thì sau 10-20  năm làm việc sẽ dẫn đến tổn thương
      • Với mức ồn từ: 100 – 105 dBA thì sau 10 năm làm việc sẽ dẫn đến tổn thương
      • Với mức ồn > 105 dBA, sẽ dẫn đến tổn thương sau 5 năm làm việc

2. Các phương pháp kiểm tra tiếng ồn:

  • Để kiểm tra tiếng ồn người ta dùng các máy đo độ ồn chuyên dụng
  • Đơn vị đo độ ồn hay còn gọi là đơn vị âm thanh là dB: là thang đo logarit, còn gọi là mức cường độ âm, gọi tắt là mức âm
    • L = 10lg       [dB]
    • I: Cường độ âm, [W/m]
    • I: Cường độ âm ở ngưỡng nghe, I=10 [W/m].
  • Mức ồn cho phép tại các vị trí làm việc được đánh giá bằng mức áp suất âm tương đương (sau đây gọi là mức âm) tại mọi vị trí làm việc, trong suốt ca lao động (8h), đo theo đặc tính A, không được vượt quá 85dBA, mức cực đại không được vượt quơc15 dBA và tổng thời gian tiếp xúc với tiếng ồn trong ngày không quá: 
    • 4 giờ, mức âm cho phép là 90 dBA ;
    • 2 giờ, mức âm cho phép là 95 dBA ;
    • 1 giờ, mức âm cho phép là 100 dBA ;
    • 30 phút, mức âm cho phép là 105 dBA ;
    • 15 phút, mức âm cho phép là 110 dBA
    • Và mức cực đại không quá 115 dBA ;
    • Thời gian làm việc còn lại trong ngày làm việc chỉ được tiếp xúc với mức âm dưới 80dBA
  • Tham khảo thêm các Quy chuẩn về đo độ ồn:
    • TCVN 5964:2008 (Đo & Đánh giá tiếng ồn MT)
    • TCVN 8018:2008
    • TCVN 3733/2002/BYT, ngày 10/10/2002 
  • Quý khách hàng có thể tham khảo thêm các dòng máy đo độ ồn:

Mọi thông tin xin lên hệ với chúng tôi:

CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT TECHNO

Địa chỉ:      76 Bắc Hải, P. 06, Q. Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam

Điện thoại: (+84).866 870 870 | Fax: (+84).862 557 416

Hotline:      0948 870 870 – 0948 870 871

Email:        info@technovn.net  technovina@gmail.com

Web:          www.technovn.net  –   www.technoshop.vn