Độ ồn (hay tiếng ồn) là những âm thanh không mong muốn. Gây khó chịu cho người nghe, ảnh hưởng tới quá trình làm việc và nghỉ ngơi. Tiếng ồn vật lý là những dao động sóng âm với cường độ và tần số khác nhau, sắp xếp không có trật tự và được lan truyền trong môi trường đàn hồi.
Đơn vị đo tiếng ồn là dB (decibel).
Các nguồn gây tiếng ồn từ những vật có biên độ dao động lớn, vượt quá ngưỡng nghe (70 dB), ví dụ như là: các máy móc nặng trong các công xưởng đang làm việc, tiếng sét, tiếng hát to,…
Để kiểm tra độ ồn, trong lao động, người ta sử dụng máy đo độ ồn.
Máy đo độ ồn là thiết bị dùng để xác định ngưỡng âm thanh đang phát ra, để nhận biết được môi trường đo có bị ô nhiễm tiếng ồn hay không. Hiện nay, tiếng ồn được cho là nguyên nhân thứ hai dẫn đến bệnh nghề nghiệp (9,4%). Vậy ô nhiễm tiếng ồn ảnh hưởng thế nào đến người lao động.
1. Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ:
- Tiếng ồn tác động đến tai, sau đó tác động đến hệ thần kinh trung ương, rồi đến hệ tim mạch, dạ dày và các cơ quan khác, sau đó mới đến cơ quan thính giác.
- Tác động của tiếng ồn phụ thuộc vào tần số và cường độ âm, tần số lặp lại của tiếng ồn
- Cơ quan thính giác: tiếng ồn làm giảm độ nhạy cảm, tăng ngưỡng nghe, ảnh hưởng đến quá trình làm việc và an toàn
- Hệ thần kinh trung ương: tiếng ồn gây kích thích hệ thần kinh trung ương, ảnh hưởng đến bộ não gây đau đầu, chóng mặt, sợ hãi, giận dữ vô cớ.
- Hệ tim mạch: tiếng ồn làm rối loạn nhịp tim, ảnh hưởng tới sự hoạt động bình thường của tuần hoàn máu, làm tăng huyết áp.
- Dạ dày: tiếng ồn làm rối loạn quá trình tiết dịch, tăng axit trong dạ dày, làm rối loạn sự co bóp, gây viêm loét dạ dày.
- Tiếng ồn có ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng của người lao động.
2. Kiểm tra và giảm độ ồn:
- Cần tổ chức kiểm tra độ ồn định kỳ bằng máy đo độ ồn;
- Lập biểu đồ làm việc hợp lý cho công nhân;
-
Giảm tiếng ồn tại nguồn:
- Không nên sử dụng các máy móc, phương tiện quá cũ gây tiếng ồn lớn.
- Thay thế các chi tiết kết cấu gây tiếng ồn lớn bằng các chi tiết, kết cấu gây tiếng ồn nhỏ.
- Sử dụng công nghệ có độ ồn thấp
- Thay đổi không gian của máy móc và tính đàn hồi của các đệm chống rung.
-
Giảm tiếng ồn trên đường truyền:
- Sử dụng các vật liệu cách âm, kết cấu cộng hợp giảm năng lượng của nguồn âm
- Sử dụng tường cách âm
- Giảm tiếng ồn khí động gây ra do sự va chạm đường khí trong môi trường khí.
- Sử dụng bộ tiêu âm: Ống tiêu âm, buồng tiêu âm, tấm tiêu âm
-
Đối với Công nhân:
- Sử dụng các thiết bị bảo hộ cá nhân như nút tai, mũ bảo hiểm, chụp tai
- Phải có chế độ lao động và nghỉ ngơi hợp lý cũng đóng vai trò làm giảm nhẹ tác hại của tiếng ồn vì thần kinh và các cơ quan không bị quá kích thích hoặc tăng ngưỡng dẫn đến mệt mỏi không hồi phục, không chuyển sang giai đoạn bệnh lý mạn tính
- Trong khám, tuyển người lao động vào lao động ở môi trường có tiếng ồn cao cần loại trừ người có các bệnh về tai và thần kinh. Đối với người lao động làm việc tiếp xúc với tiếng ồn vượt tiêu chuẩn cho phép cần được khám sức khỏe thường xuyên để kịp thời phát hiện những tình trạng bệnh lý ban đầu do tiếng ồn hoặc bệnh ở giai đoạn mới, giai đoạn tiềm tàng.
3. Các quy định của Pháp luật Việt Nam về độ ồn:
- Nghị định của Chính phủ Số 06/CP, ngày 20 Tháng 1 năm 1995. Quy định chi tiết một số điều của Bộ Luật Lao động Về An Toàn Lao động, Vệ sinh lao động.
- Phải kiểm tra đo lường các yếu tố độc hại ít nhất mỗi năm một lần;
- Khi thấy có hiện tượng bất thường thì phải kiểm tra và có biện pháp xử lý ngay;
- Lập hồ sơ lưu giữ và theo dõi đúng quy định.
- Mức ồn cho phép tại các vị trí làm việc
- Mức ồn cho phép tại các vị trí làm việc được đánh giá bằng mức áp suất âm tương đương (sau đây gọi là mức âm) tại mọi vị trí làm việc, trong suốt ca lao động (8h), đo theo đặc tính A, không được vượt quá 85dBA, mức cực đại không được vượt quá 15 dBA.
Mọi thông tin xin liên hệ:
CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT TECHNO
Địa chỉ: 76 Bắc Hải, P. 06, Q. Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam
Điện thoại: (+84).866 870 870 | Fax: (+84).862 557 416
Hotline: 1900 066 870
Email: info@technovn.net – technovina@gmail.com